Trước đó, theo giới
chuyên gia trong ngành dự báo, nhu cầu thép xây dựng vô cùng ảm đạm và
các doanh nghiệp (DN) sản xuất thép trong nước đang lao đao vì thua lỗ.
Trót nhập phôi thép giá cao
Liên
tiếp 2 lần trong tháng 7, các DN đồng loạt tăng giá thép xây dựng lên
mức cao nhất gần 500.000đ/tấn. Ngay đầu tháng 8, lại một đợt tăng giá
thép mới được các DN nhất loạt hưởng ứng khiến giá thép đứng ở mức 12
triệu đồng/tấn (đã có thuế VAT).
Hiệp hội Thép VN (VSA) cho
biết: "Giá thép tăng là do giá nguyên liệu phôi thép, thép phế, than
cốc tăng vì kinh tế nhiều nước đã qua giai đoạn khó khăn, sản xuất tăng
trưởng trở lại. Giá phôi thép từ chỗ 300-320USD/tấn hồi đầu năm đã tăng
lên 460-480USD/tấn và giá chào đầu tháng 8 đã lên đến 500-520USD/tấn.
Giá thép phế để sản xuất phôi thép cũng ở ngưỡng 335-340USD/tấn (tăng
10USD/tấn so với thời điểm giữa tháng 7)".
Ngoài ra cũng phải kể
đến nguyên nhân do giá xăng dầu tăng 6 lần từ đầu năm đến nay, cộng với
giá điện cho sản xuất tăng từ 1.3.2009.
Tuy nhiên, theo ông
Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA), dù giá thép tăng,
nhưng các DN ngành thép vẫn chưa hết lỗ do đang sản xuất bằng lượng
phôi thép nhập khẩu tồn từ năm trước chuyển sang.
"Tính ra với
tốc độ tăng giá thép thành phẩm nêu trên vẫn chưa thể bù đắp cho khoản
lỗ. Có DN chỉ riêng 6 tháng cuối năm 2008 đã lỗ tương đương với khoản
lãi của 6 tháng đầu năm và lỗ thêm lương tương tự chuyển sang đầu năm
2009" - ông Cường nói.
6 tháng đầu năm 2009, nhờ tác động tích
cực của các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước cũng tháo gỡ các khó khăn về thuế, ngoại tệ NK... cho các
DN nên tiêu thụ thép đã phục hồi nhanh chóng.
Ông Cường cho
biết: "7 tháng đầu năm, toàn ngành thép tiêu thụ 2,31 triệu tấn, vẫn
tăng trưởng xấp xỉ 10% so với cùng kỳ, trái ngược hẳn với những nhận
định do suy giảm kinh tế, sức tiêu thụ chậm".
Cuối năm, giá thép sẽ không đột biến
Đây
là khẳng định của ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch VSA. Theo tính toán,
tính tới 31.7.2009, tồn kho gối đầu cho tháng 8 ở các Cty sản xuất thép
xây dựng là 165.667 tấn. Lượng phôi thép tồn ở các Cty cộng với lượng
phôi NK và sản xuất trong nước trong tháng 8 của toàn hiệp hội là
470.000 tấn (đủ cho các nhà máy cán thép).
Ông Cường cho biết: Với số lượng đó, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường xây dựng trong nước trong quý III.
Bên
cạnh đó, mặc dù xu thế tăng giá nguyên liệu và sản phẩm của nhiều nước,
đặc biệt là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sẽ ảnh hưởng đến VN,
nhưng giá thép sẽ không tăng mạnh do giá bán sản phẩm trong nước chưa
tăng kịp với sức tăng của nguyên liệu. Trong quý III, tuy lượng tiêu
thụ thép đã tăng lên, nhưng thời tiết đang là mùa mưa, cung cầu tương
đối ổn định và không khan hiếm.
Chưa kể, trong các tháng cuối
năm, một số nhà máy cán thép mới như Thép Việt (miền Nam), Hoà Phát đi
vào sản xuất sẽ làm cho nguồn cung thép xây dựng dư thừa.
"Hiệp
hội Thép sẽ theo dõi sát diễn biến tình hình giá cả. Nếu các DN tự ý
tăng giá, tăng giá bất hợp lý sẽ kịp thời khuyến cáo để các cơ quan
chức năng có biện pháp can thiệp, làm lành mạnh thị trường" - ông
Cường nói.
Các dự án thép ngoài quy hoạch phải qua Bộ Công Thương chấp thuận, bổ sung
Bộ
Công Thương đang gửi lấy ý kiến dự thảo quy định việc đầu tư các dự án
sản xuất gang, thép nhằm khắc phục tình trạng quản lý và cấp phép tràn
lan các dự án thép tại các địa phương.
Dự thảo quy định: Đối với
các dự án không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, chủ đầu tư phải báo cáo Bộ Công Thương để xem xét, chấp thuận,
bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp
thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng.
Sau khi có ý kiến chấp thuận, bổ sung quy hoạch, CĐT mới tiến hành lập dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường.
(LD)
SẢN PHẨM |
LIÊN HỆ |
|
|
Số 193 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM |